Xuất nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh trong tháng 7
10 cá nhân được trao Giải thưởng Tình nguyện quốc gia năm 2024 gồm:1. Sùng A Cải (28 tuổi, dân tộc Mông, ở Hà Nội), người sáng lập Hệ sinh thái Rừng và Em. Chương trình hỗ trợ một phần sinh hoạt phí giúp giảm bớt gánh nặng tài chính, giúp người thụ hưởng tập trung hơn vào học tập và phát triển bản thân. Kết quả: 8 học sinh trung học và 1 sinh viên đại học được nhận trọn gói chương trình học đến hết chuyên nghiệp; hơn 100 bạn được định hướng nghề nghiệp, học tiếng Anh và tham gia trải nghiệm. Mô hình này không chỉ giúp nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường mà còn tạo ra không gian sống xanh, hỗ trợ sinh kế cho người dân thông qua các sản phẩm từ rừng.2. Hoàng Công Minh (28 tuổi, ở Đắk Lắk), Chủ nhiệm Câu lạc bộ Hiến máu khu vực Tây nguyên.Anh Minh là người triển khai nhiều dự án hỗ trợ người khó khăn, trong đó có chương trình "Tủ sữa mẹ miễn phí" nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ em sinh non do không may mẹ qua đời hoặc không có sữa; dự án Ngân hàng máu sống với hơn 1.000 thành viên thường trực hỗ trợ hàng nghìn lượt bệnh nhân.3. Đỗ Ngọc Hà (37 tuổi, ở TP.HCM), Nhóm trưởng Hội thiện nguyện Bếp hoa từ tâm Hóc Môn (TP.HCM).Tổ chức nhiều chương trình thiện nguyện giúp đỡ người khó khăn, trong đó có mô hình "Tri ân người thầm lặng", hỗ trợ suất ăn nóng và nước suối (1 tuần/3 ngày, từ 30 - 50 suất/ngày) cho công nhân vệ sinh trên các tuyến đường trên địa bàn TP.HCM.4. Vũ Thị Hải Anh (24 tuổi, ở Hà Nội), là thanh niên khuyết tật, Phó chủ nhiệm Mạng lưới Sinh viên khuyết tật Việt Nam; Phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Hoa đá Nhân văn. Là người có nhiều mô hình sáng tạo giúp người khuyết tật, trong đó có dự án "Hành chính công trực tuyến cho người khuyết tật", giúp hàng trăm người khuyết tật trên cả nước tiếp cận tài liệu miễn phí; mở lớp học "Thuyết trình tự tin", tăng cường kỹ năng thuyết trình, giúp sinh viên tự tin giao tiếp và hòa nhập cộng đồng…5. Huỳnh Minh Chín (50 tuổi), Ủy viên Ban Chấp hành Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Bình Dương, Phó chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Bình Dương. Anh Chín khởi xướng mô hình "Chuyến xe nhân ái, hành trình vì sức khỏe cộng đồng", năm 2024, đã triển khai hơn 89 chuyến xe nhân ái đến khắp mọi miền đất nước vì sức khỏe của cộng đồng; đến rất nhiều nơi để khám bệnh, thực hiện cận lâm sàng, cấp phát thuốc, phát thuốc điều trị miễn phí và tặng quà miễn phí, phát tờ rơi tuyên truyền các bệnh thường gặp với tổng số tiền thuốc và quà hơn 21 tỉ đồng. 6. Thạch Ngọc Hải (22 tuổi, ở Đồng Tháp), người sáng lập dự án Cho em.Anh Hải là thành viên của nhóm thiện nguyện Nhất Tâm - Đồng Tháp, tham gia hỗ trợ, tổ chức nhiều hoạt động vì cộng đồng của nhóm với tổng giá trị mang lại cho cộng đồng khoảng 5 tỉ đồng.7. Phùng Quang Trung (28 tuổi, ở Hải Dương), Trưởng nhóm các bạn trẻ phục dựng ảnh Skyline phục dựng ảnh liệt sĩ.Hằng năm nhóm của anh Phùng Quang Trung phục dựng hàng nghìn bức ảnh, nhân dịp 27.7; xây dựng nền tảng dữ liệu hình ảnh và thông tin về liệt sĩ nhằm phục vụ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước và trách nhiệm xã hội.8. Lê Nguyễn Bảo Ngọc (23 tuổi), Hoa hậu Liên lục địa năm 2022, là người sáng lập và quản lý chương trình Gen Zero - Thanh niên Vì phát triển bền vững. Chương trình phi lợi nhuận nhằm thúc đẩy thanh niên tham gia 17 Mục tiêu Phát triển bền vững của Liên Hiệp Quốc, tập trung vào "Hành động về khí hậu". 9. Nguyễn Bình Nam (45 tuổi, ở Đà Nẵng), kỹ sư điện, hiện công tác tại Tổng công ty Điện lực miền Trung, TP.Đà Nẵng, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Bạn thương nhau "Xây trường trên núi". 11 năm qua, anh Nam và cộng sự đã triển khai 18 ngôi trường tại vùng núi Quảng Nam và Quảng Ngãi, với tổng chi phí hơn 7 tỉ đồng. 10. Katrin Kandel (66 tuổi), Tổng giám đốc thiện nguyện của tổ chức Facing The World, hoạt động ở Việt Nam từ 2008. Tổ chức này đã phẫu thuật dị tật sọ mặt cho hàng nghìn trẻ em Việt Nam, đào tạo các bác sĩ Việt Nam cả trong nước và cung cấp học bổng nước ngoài, quyên tặng thiết bị y tế hiện đại cho Việt Nam trị giá hàng triệu USD.Ngụy biện kép
Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên. Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Thị trường âm nhạc cuối 2024 đầu 2025 đánh dấu sự bùng nổ của ca khúc Tái sinh do Tùng Dương thể hiện. Bài hát được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nam ca sĩ không chỉ "gây bão" trong nước mà còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Năm qua cũng được xem là một năm thành công của Tùng Dương vì ngoài Tái sinh, anh còn được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vinh danh "Ca sĩ nổi bật". Nguồn năng lượng tích cực đó sẽ được Tùng Dương mang đến để "mở bát" chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên.Trong chương trình trò chuyện đầu năm cùng khán giả Báo Thanh Niên, Tùng Dương sẽ tiết lộ những bí mật thú vị đằng sau bản hit Tái sinh thông qua sự dẫn dắt của MC Vũ Mạnh Cường. Ngoài ra những câu chuyện về chặng đường làm nghề cũng như kế hoạch đón Tết Ất Tỵ cũng được Tùng Dương chia sẻ trong HOT THÌ HỎI.
Nắm bắt tâm tư, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho công đoàn viên chức
Đối với những người muốn tỉnh táo và đầy năng lượng cho buổi sáng, trà xanh là một lựa chọn phù hợp nhờ hàm lượng caffeine cao. Tuy nhiên, đây không phải là loại trà tốt nhất để uống trước khi đi ngủ.Trái lại, trà hương thảo hay trà gừng có thể mang lại cảm giác thư giãn và thoải mái trước giờ đi ngủ, theo trang sức khỏe Verywell Health.Bà Aviv Joshua, chuyên gia dinh dưỡng tại Mỹ, đã chia sẻ một số thông tin cần biết về thời điểm uống trà tốt nhất.Trà xanh là loại trà rất giàu chất chống oxy hóa, nhất là polyphenol, một hợp chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào. Ngoài ra, catechin trong trà xanh giúp tăng cường chức năng nhận thức, hỗ trợ giảm cân, bảo vệ chống ung thư và điều hòa lượng đường trong máu.Tuy nhiên, caffeine trong trà xanh có thể kích thích sản xuất axit dạ dày, dẫn đến ợ nóng và khó chịu. Việc uống trà xanh kèm theo bữa ăn là cách tốt nhất để giảm thiểu những ảnh hưởng không mong muốn này.Trà hương thảo được xem là lựa phù hợp trước giờ đi ngủ. Loại trà thảo mộc này không chứa caffeine, vì vậy bạn có thể uống cả ngày. Trà hương thảo còn giúp giảm lo lắng, cải thiện tình trạng viêm nhiễm và hỗ trợ chức năng gan. Trà gừng: Ngoài những loại trà phù hợp cho buổi sáng hoặc buổi tối, trà gừng có thể uống vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Loại trà này giúp hỗ trợ tiêu hóa bằng cách tăng cường chức năng của dạ dày, giảm nguy cơ ợ nóng và đầy hơi. Trà gừng đặc biệt có lợi đối với những người bị buồn nôn, viêm nhiễm hoặc khó chịu do các vấn đề về tiêu hóa.Trà hoa dâm bụt: Đây cũng là một loại trà không chứa caffeine, phù hợp để uống suốt cả ngày. Trà hoa dâm bụt thường được sử dụng như một thức uống giải nhiệt trong thời tiết nóng bức. Uống trà hoa dâm bụt sau bữa ăn giúp tăng cường chức năng lợi tiểu, giảm đầy hơi và hỗ trợ tiêu hóa. Ngoài ra, trà hoa dâm bụt có thể hỗ trợ giảm huyết áp, bảo vệ gan và giảm nguy cơ mắc bệnh thận.Trà bồ công anh: Loại trà này cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, kali, sắt và kẽm. Trà bồ công anh giúp hỗ trợ chức năng gan, giảm cholesterol và triglyceride, điều hòa lượng đường trong máu. Tuy nhiên, do tác dụng lợi tiểu, bạn không nên uống trà bồ công anh trước khi đi ngủ.Đối với tiêu hóa: Việc uống trà, đặc biệt là trà gừng, trước bữa ăn có thể giúp kích thích tiêu hóa và giảm nguy cơ ợ nóng cũng như các vấn đề dạ dày. Ngoài ra, khi uống trà trong bữa ăn, bạn cũng có thể nhận được những hiệu quả tương tự.Đối với việc giảm cân: Việc uống trà vào buổi sáng khi bụng đói có thể giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng, cải thiện quá trình trao đổi chất và hỗ trợ việc giảm cân. Trà xanh sẽ mang lại hiệu quả nhất khi được tiêu thụ trước khi tập thể dục.Đối với giấc ngủ: Thói quen uống trà không có caffeine như trà thảo mộc khoảng một 1 trước khi đi ngủ có thể giúp xoa dịu tâm trí nhờ vào khả năng tương tác với các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Một số hợp chất trong trà còn giúp giảm căng thẳng và lo âu.
Đầu năm mới, nhiều sao Việt như Midu, Lan Ngọc, Đăng Khôi... dành thời gian cho gia đình, trải nghiệm các hoạt động đi chùa, chúc tết... Trên trang cá nhân, họ đăng tải khoảnh khắc đoàn viên, đồng thời có những lời nhắn nhủ đầy tình cảm đến khán giả trong ngày đầu năm Ất Tỵ.
Thành lập Chi hội Hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản tại Saigontourist Group
Vài ngày gần đây, giá vàng thế giới liên tục tăng mạnh. Sáng nay 1.2, giá vàng vượt 2.800 USD/ounce. Tốc độ tăng giá này có phần nhanh hơn khá nhiều so với các dự báo đưa ra trước đó.Tại thị trường vàng trong nước, giá vàng vẫn được các đơn vị kinh doanh như Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, Công ty CP Tập đoàn Phú Quý… niêm yết như trước kỳ nghỉ tết Nguyên đán.Tại thời điểm 9 giờ 11 hôm nay, giá vàng miếng SJC được Công ty SJC niêm yết mức mua vào và bán ra lần lượt 86,8 triệu đồng/lượng và 88,8 triệu đồng/lượng.Trong khi đó, thị trường vàng "chợ đen" dịp tết Ất Tỵ dù bớt sôi động nhưng vẫn nhộn nhịp tin rao mua bán, đặc biệt trong bối cảnh giá vàng thế giới biến động mạnh.Điểm đáng chú ý trong những ngày gần đây tại các hội nhóm mua bán vàng là chủ yếu các tin rao tập trung mong muốn bán vàng. Thông thường, người bán đều rao bán vàng với giấy tờ đầy đủ; các mức giá bán tiệm cận 90 triệu đồng/lượng. Có người rao bán một vài lượng, nhưng cũng có người muốn bán số lượng lên tới 25 - 30 lượng.Đêm muộn 31.1 (tức mùng 3 tết Ất Tỵ) và sáng 1.2 (tức mùng 4 tết Ất Tỵ), nhiều người rao bán vàng miếng SJC tại các hội nhóm trên Zalo, Facebook… ở mức 89,5 - 90 triệu đồng/lượng. Thậm chí, có trường hợp rao bán vàng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu ở mức 93 triệu đồng/lượng.Ở chiều mua vào, người mua chỉ đưa ra mức giá mong muốn khoảng 88,4 - 88,5 triệu đồng/lượng.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia vàng Trần Duy Phương không ngạc nhiên khi vàng thế giới vượt mức 2.800 USD/ounce. Ông phân tích, từ đầu năm tới nay, xu hướng giá vàng tăng bị tác động bởi nhiều yếu tố, điển hình như yếu tố mùa vụ. Cuối năm là mùa lễ hội, tết, cưới hỏi tại nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Hàn Quốc..., dẫn tới cao điểm nhu cầu về vàng.Ngoài ra, một số động thái của ông Donald Trump sau khi chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ như tuyên bố muốn sáp nhập Canada, muốn mua kênh đào Panama… làm căng thẳng địa chính trị thế giới gia tăng. Các yếu tố bất ổn gia tăng thúc đẩy xu hướng trú ẩn vào vàng, tạo chu kỳ tăng giá…Về giá vàng trong nước, ông Phương cho rằng khi kết thúc kỳ nghỉ tết Nguyên đán, vào ngày 3.2 (tức mùng 6 tháng giêng năm Ất Tỵ), ngày 4.2 (tức mùng 7 tháng giêng năm Ất Tỵ), giá vàng sẽ điều chỉnh tăng theo đà tăng của giá vàng thế giới.Trong khi vàng nhẫn 4 số 9 khó chạm mốc 90 triệu đồng/lượng, thì vàng miếng SJC khả năng cao tăng lên 89,5 - 90 triệu đồng/lượng."Thông thường, giá vàng trong nước có xu hướng tăng trong 10 ngày trước và 10 ngày sau tết Nguyên đán. Sau tết, giá vàng có thể sẽ tăng tới ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng giêng năm Ất Tỵ), dù giá vàng thế giới tăng hay giảm. Tuy nhiên, sau ngày vía Thần tài, giá vàng trong nước thường điều chỉnh giảm, bởi vậy người mua vàng mang tính đầu tư cần hết sức chú ý yếu tố này", ông Phương nói.Trong khi đó, theo ông Nguyễn Ngọc Trọng, Giám đốc Công ty vàng Đối tác mới, với mức cao nhất từ trước đến nay của vàng thế giới, dự báo khi thị trường vàng trong nước hoạt động trở lại vào ngày 3.2, giá sẽ nhảy vọt. Giá vàng miếng SJC có thể sẽ vượt qua mức 90 triệu đồng/lượng tùy thuộc vào sự bán vàng can thiệp của Ngân hàng Nhà nước vào những ngày đầu năm, với mức đỉnh đạt khoảng 2.900 USD/ounce.Trong dài hạn, ông Phương đưa ra dự báo giá vàng sẽ giữ nhịp tăng nửa đầu năm nay và bắt đầu "hạ nhiệt" từ tháng 7. Dù có giảm, giá vàng cũng không thể xuống dưới 2.500 USD/ounce.Trong khi đó, một số dự báo từ các chuyên gia, ngân hàng khác lại cho rằng, giá vàng cả năm 2025 có thể lên cao nhất 3.000 USD/ounce.